Chăm Sóc Da

BEAUTY 101: Hướng dẫn cơ bản về cách xây dựng thói quen chăm sóc da của bạn

Chăm sóc da là một thói quen rất tốt, bởi chính nó sẽ mang lại cho bạn một làn da đẹp, sáng và rạng rỡ. Tuy nhiên không phải cứ đắp nhiều lớp dưỡng chất lên da là bạn đã có thể đẹp ngay lập tức! Ngoài việc chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với loại da, suy nghĩ xem thành phần có trong sản phẩm này có gây kích ứng không thì bạn còn cần phải biết cách sắp đặt các lớp dưỡng chất lên da sao cho toàn bộ hiệu quả của chúng phải được tối đa hóa.

Thêm vào đó, đôi lúc bạn sẽ có những ý định thêm vào một số sản phẩm khi dưỡng da như tẩy da chết, mặt nạ, … nhưng bạn chưa biết sẽ chen vào bước nào thì phù hợp, bài viết hôm nay của Jeju Cosmetics giải quyết vấn đề này cũng như là Hướng dẫn cơ bản về cách xây dựng thói quen chăm sóc da của bạn. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Bước 1: Sữa rửa mặt

Muốn có một làn da tươi thì rửa mặt chính là bước cơ bản, thiết yếu đầu tiên và không nên lược bỏ. Muốn có một làn da đẹp, bạn cần thiết phải bắt đầu từ thói quen làm sạch vào mỗi buổi sáng và cả cuối ngày.

Vào buổi sáng, lựa chọn tốt nhất của bạn chính là rửa mặt bằng sữa rửa mặt có độ pH và công thức làm sạch nhẹ nhàng. Ưu tiên phù hợp với loại da của bạn.

Vào ban đêm, việc làm sạch sẽ bớt đơn giản hơn vì mục tiêu của nó là loại bỏ lớp trang điểm, kem chống nắng, bụi bẩn có được trong suốt cả ngày. Jeju Cosmetics khuyến khích bạn nên bắt đầu với một loại dầu làm sạch, sau đó tiến hành rửa mặt với sữa rửa mặt. Thao tác cụ thể như sau:

Đầu tiên, bạn hãy lấy ra một lượng dầu tẩy tẩy trang vừa phải, tiến hành massage nhẹ nhàng theo vòng tròn hướng từ trong ra ngoài. Sử dụng đầu ngón tay massage ở những vùng da có diện tích hẹp và lòng bàn tay ở những vùng diện tích rộng hơn như má và cổ.

Lưu ý khi massage ở các vùng cận xương hàm, bạn nên hướng tay từ dưới lên trên, tác động lực vừa phải để da không chảy xệ. Riêng phần cổ thì massage xuôi từ trên xuống.

Sau khi massage khoảng 2 – 3 phút, bạn hãy làm sạch da với sữa rửa mặt đã tạo bọt và nước ấm.

Có một bí quyết nho nhỏ ở bước này mà Jeju Cosmetics muốn chia sẻ với bạn, chính là: Bạn hãy sử dụng một chiếc khăn bông cỡ vừa, ngâm qua nước ấm (nhiệt độ vừa với da bạn), sau đó vắt ráo và đắp lên mặt trong khoảng 2 phút. Tiếp đó hãy chuyển sang bước 2. Công dụng của bí quyết này chính là giúp các lỗ chân lông của bạn được mở “van” hết cỡ, từ đó “mở đường” cho các dưỡng chất phía sau thẩm thấu nhanh và dễ dàng hơn.

Tuy vậy, phương pháp này không khuyến khích dành cho những bạn sở hữu làn da quá mỏng hoặc đang trong quá trình điều trị da (lăn kim, bắn lazer, …)

Nếu bạn muốn sử dụng một chất tẩy tế bào chết vật lý, bạn có thể làm như vậy thay thế rửa mặt, sau khi làm sạch dầu. Khi khuôn mặt của bạn đã được làm sạch, đây là khi bạn có thể sử dụng mặt nạ đất sét hoặc mặt nạ peel-off.

 Dầu làm sạch được nhắc đến ở đây chính là dầu tẩy trang (Cleansing Oil), loại sản phẩm “vận hành” theo cơ chế dùng dầu tốt để loại bỏ các lớp dầu xấu. Trong đó:

+ Dầu xấu ở đây được ngầm hiểu là lượng dầu tự nhiên được tiết ra từ bã nhờn và các sản phẩm mà bạn đã đắp lên da. Và kể cả khi bạn thuộc tạng da nào đi chăng nữa, da khô hay da thiếu nước thì có một điều chắc chắn là da bạn vẫn sở hữu một lượng dầu xấu kha khá, không ít thì nhiều.

+ Dầu tốt là các loại dầu được sử dụng để tạo nên các sản phẩm tẩy trang thường có nguồn từ thiên nhiên, chiết xuất từ thảo mộc hoặc dầu thực vật. Một số loại dầu được yêu chuộng và có mật độ phổ biến nhất, có thể kể đến như: dầu oliu, jojoba, hướng dương, nho, trà xanh, nhài … và có cả từ vitamin (E, C).

Sở dĩ dầu tẩy trang được Jeju Cosmetics khuyến khích sử dụng trong bước làm sạch, lý do chính là:

+ Dầu tẩy trang không gây bít lỗ chân lông vì chỉ hoạt động trên bề mặt da chứ không thẩm thấu hay luồn lách vào sâu. Cơ chế làm sạch của dầu tẩy trang là bám chặt vào các tạp chất và kéo chúng ra khỏi lỗ chân lông và bề mặt da khi kết hợp với massage. 

+ Dầu tẩy trang không lấy đi lớp dầu tự nhiên trên da, ngược lại sau khi rửa sạch với nước, da bạn sẽ mềm mại và giữ được độ ẩm nhờ các có chứa các loại dầu tốt.

+ Đa phần dầu tẩy trang đều có tính kháng khuẩn, do có chứa các chất chống oxi hóa, một số khác sẽ có thêm công dụng sáng da, làm trắng hoặc trị mụn, tăng cường ẩm.

Bước 2: Toner/Lotion

Mặc dù vẫn có nhiều sự tranh luận về mức độ cần thiết của bước này, song không thể phủ nhận công dụng của Toner sau khi làm sạch chính là: loại bỏ hiệu quả bụi bẩn còn lại, làm rõ và thắt chặt các lỗ chân lông, khôi phục lại mức độ pH của da. Trong một số thương hiệu, hiệu quả toner còn nhiều hơn thế.

Do vậy quy tắc khi sử dụng toner chính là: không cần biết bước này có thực sự quan trọng hay không? Miễn là bạn tìm thấy một loại toner hoạt động hoàn toàn tốt với loại da của bạn, sau đó không kích ứng hoặc ảnh hưởng đến các bước bổ sung dưỡng chất trong cả liệu trình skincare sau đó.

Nếu bạn muốn sử dụng mặt nạ giấy (sheet mask), bạn có thể sử dụng chúng sau khi đã làm sạch và cân bằng pH với toner. Có một câu hỏi thường được đặt ra ở khoản này chính là “sử dụng mặt nạ giấy có cần rửa lại với nước không?”, câu trả lời chính lag: Tùy vào công thức của từng hãng mặt nạ, sau khi tháo bỏ miếng sheet mask thì hầu hết các dưỡng chất còn lại trên da đều không cần rửa lại với nước.

Sử dụng toner có nhiều cách, thông dụng nhất là 3 loại: dùng bông cotton pad để lau toner lên da, sử dụng lotion mask và cho vào bình chiết xịt lên da mỗi khi thấy da khô (thay thế xịt khoáng).

Bước 3: Điều trị tại chỗ

Nếu da bạn đang có bất cứ vấn đề nào cần được giải quyết như: mụn trứng cá, đốm đen, sẹo thâm, da xỉn màu, … thì đây là thời gian lý tưởng để bạn sử dụng các sản phẩm đặc trị.

Bước 4: Serum

Bước tiếp theo ngay sau khi sử dụng sản phẩm đặc trị chính là serum hoặc Essences, đây đều là những sản phẩm có lớp finish (hiệu ứng sau khi khô trên da) mỏng nhẹ, ít nhờn rít (hoặc không), gàu dưỡng chất và có khả năng thẩm thấu sâu.

Bước 5: Kem mắt

Có một lưu ý khi sử dụng kem mắt hoặc bất kỳ sản phẩm nào quanh vùng mắt chính là: bạn hãy sử dụng ngón tay đeo nhẫn của bạn để tán đều sản phẩm. Vì đây là ngón tay yếu nhất, lực tay không mạnh sẽ giúp ngăn cản bạn đặt quá nhiều áp lực lên làn da mỏng manh.

Bước 6: Kem dưỡng ẩm

Đây là bước không thể lược bỏ trong mọi quy trình skincare, kể cả những bạn đang sở hữu làn da dầu. Áp dung kem dưỡng ẩm theo chuyển động lên và hướng ra ngoài. Tùy loại kem dưỡng mà bạn lựa chọn, có loại sẽ dùng ban đêm, ban ngoài hoặc tích hợp 2 in 1.

Bước 7: Dầu dưỡng da

Dầu dưỡng da (Facial Oil) là loại sản phẩm có thành phần chính là các chiết xuất hạt, dầu thực vật với nhiều dưỡng chất đậm đặc, rất giàu vitamin, omega, acid béo thường có 3 loại chính: Dầu nguyên chất (Pure Oils) từ 1 loại hạt duy nhất, Dầu nguyên chất pha (Pure Blended Oils) có từ 2 loại dầu nguyên chất trở lên pha với nhau và Dầu pha có hoạt chất (Oils/Blended Oils With Active Ingredients) gồm dầu kết hợp với các hoạt chất khác, có khi là hương liệu và chất bảo quản.

Đây là sản phẩm được sử dụng vào bước cuối cùng của quy trình dưỡng da vào buổi tối và có thể lược bỏ vào buổi sáng. Cách sử dụng hiệu quả nhất là dùng hơi ấm từ đôi tay để lan tỏa dầu, giúp chúng thẩm thấu đều và nhanh hơn.

Công dụng chính của dầu dưỡng da là khóa ẩm, chống lão hóa, cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp da khỏe hơn, tăng độ dai, giảm bớt kích ứng và tăng độ mướt.

Điểm khác biệt giữa các loại dầu dưỡng da thường phụ thuộc vào tỉ lệ phần trăm của các acid béo (có nguồn gốc từ hạt). Trong đó, Oleic Acid và Linoleic Acid được xem là hai loại acid béo điển hình có mặt trong nhiều loại dầu dưỡng da hiện nay.

+ Oleic Acid hay còn được nhận dạng bằng cái tên omega-9 fatty acid. Những loại dầu chứa Oleic Acid thường có đặc điểm là đặc, dày và có độ dưỡng ẩm rất cao, thích hợp với các loại da khô, da thiếu nước, da đang độ lão hóa, có nhiều nếp nhăn. Một số loại dầu dưỡng da giàu Oleic Acid có thể kể đến là: Almond Oil (dầu hạnh nhân), Olive Oil (dầu Olive), Avocado Oil (dầu quả bơ)…

+ Linoleic Acid hay còn được nhận dạng bằng cái tên omega-6 fatty acid. Những loại dầu chứa Linoleic Acid thường có đặc điểm là mỏng nhẹ, không dính (hoặc ít dính), do vậy rất thích hợp với những loại da dầu, da mụn. Một số loại dầu dưỡng da giàu Linoleic Acid có thể kể đến là: Rosehip Seed Oil (dầu hạt tầm xuân), Grapeseed Oil (dầu hạt nho), Maracuja/Passion Fruit Seed Oil (dầu hạt chanh dây), Safflower Oil (dầu hồng hoa), …

+ Bên cạnh đó thì vẫn có những loại dầu dưỡng da có chứa tỷ lệ phần trăm cân bằng giữa Oleic Acid và Linoleic Acid, như: Jojoba Oil, Argan Oil, Castor Oil (dầu thầu dầu), Pomegranate Seed Oil (dầu hạt lựu), …

Bước 8: Kem chống nắng

Đối với loại thói quen chăm sóc da vào buổi sáng thì sử dụng kem chống nắng với chỉ số bảo vệ da phù hợp là một bước vô cùng quan trọng mà bạn tỷ lần cũng không thể bỏ qua. Nếu bạn là một người quá sức bận rộn, có quá ít thời gian vào sáng sớm, bạn có thể lược bỏ bước toner và kem dưỡng ẩm, nhưng kem chống nắng thì không thể lược đi.

Bởi đây chính là phương pháp vô cùng hiệu quả giúp bạn bảo vệ làn da của mình khỏi bị hư hại bởi tia UVA và UVB có hại. Các hoạt chất chống nắng và SPF sẽ hoạt động như một lá chắn hoặc một hàng rào bảo vệ, do vậy bôi kem chống nắng bao giờ cũng áp dụng cuối cùng sau tất cả các sản phẩm khác vì điều này có thể ngăn các tia cực tím từ ánh nắng xâm nhập và tổn hại da.

Và đây cũng là lý do mà Jeju Cosmetics luôn có nhiều bài viết xoay quanh về kem chống nắng, bạn có thể tham khảo thêm, như:

+ Sử Dụng Kem Chống Nắng Và Top 5 Định Nghĩa Tưởng Đúng Nhưng Lại Sai Lầm Hoàn Toàn

+ Kem Chống Nắng và 7 Sai Lầm Hàng Đầu Gây Nguy Cơ Nghiêm Trọng Cho Sức Khỏe

+ Ai Dùng Kem Chống Nắng Đều Cần Biết 7 Điều Này

+ Có Nên Dùng Viên Uống Chống Nắng Thay Cho Kem Chống Nắng Thông Thường?

+ Cách Lựa Chọn Kem Chống Nắng Innisfree Phù Hợp

Hi vọng với bài viết mà Jeju Cosmetics vừa cung cấp có thể mang lại cho bạn những thông tin thực sự cần thiết và bổ ích trong việc chăm sóc da của chính mình. Chúc bạn luôn có một làn da đẹp và khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *