Chăm Sóc Da

12 Thành Phần Tái Tạo Da Cần Thiết Cho Da Khỏe Mạnh (Phần 1)

Có thể bạn chưa biết nhưng da là cơ quan phức tạp có diện tích rộng lớn nhất. Thông qua những chế độ dưỡng da hợp lý, da mới có thể tự duy trì sự sống mỗi ngày. Bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu và nhu cầu của bạn có nhiều hơn nữa thì tận cùng khao khát của làn da mỗi ngày chính là 3 nhóm dưỡng chất này, gồm: Chất chống oxy hóa + Thành phần tái tạo da + Thành phần phục hồi da.

Ở mỗi nhóm dưỡng chất sẽ bao gồm một lượng lớn từ vài chục đến vài trăm thành phần tuyệt vời, sẵn sàng cung cấp cho bạn những lợi ích đáng kinh ngạc. Đầu tư cho mình các sản phẩm có chứa những thành phần hữu ích như thế này chính là cách duy nhất để cải thiện vẻ ngoài của làn da theo cách mà bạn yêu thích mà không cần có những trải nghiệm đau đớn! 

Trong những bài viết trước, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về Chất chống oxy hóa và Thành phần phục hồi da. Do đó trong phần này, Jeju Cosmetics sẽ tập trung giới thiệu đến bạn về thành phần tái tạo da và danh sách 12 “ứng viên” sáng giá nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé! 

Thành phần tái tạo da là gì? 

Thành phần tái tạo da là nhóm dưỡng chất có chung tác dụng củng cố và tái tạo hàng rào bảo vệ da, nó có thể có tác dụng tuyệt vời khi hydrat hóa, giúp da trông mềm mại, mịn màng và dẻo dai. Việc sử dụng thường xuyên các sản phẩm dưỡng da có chứa thành phần tái tạo da sẽ giúp da không bị mất nước, tăng cường hàng rào bảo vệ da, duy trì độ ẩm và vẻ ngoài căng mịn đáng ghen tị.

So với nhóm chất chống oxy hóa thì các thành phần tái tạo da có số lượng ít hơn nhưng lại có mật độ phổ biến hơn cả. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các thành phần tái tạo da trong tất cả các loại sản phẩm từ sữa rửa mặt đến kem dưỡng mắt, … 

Dưới đây là 12 thành phần tái tạo da được nghiên cứu và chứng nhận hiệu quả đang được ưa chuộng nhất hiện nay gồm:

1. Hyaluronic acid

Hyaluronic acid (HA) là một glycosaminoglycan tự nhiên được tìm thấy trong các mô liên kết của cơ thể. Nói một cách đơn giản thì HA là thành phần tạo nên cấu trúc da của bạn và đóng vai trò chính mang lại làn da căng mọng và ngậm nước (chứ không phải collagen). 

Theo PubMed Central (Cơ sở dữ liệu được đánh giá cao từ Viện Y tế Quốc gia) thì Hyaluronic acid đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành các tổn thương da, làm lành vết thương, chống nhăn, điều trị bệnh chàm và các vết mẩn đỏ trên khuôn mặt.

Đối với người mới bắt đầu, Hyaluronic acid thường được biết đến với vai trò là một chất giữ ẩm vì có khả năng liên kết nước gấp 1000 lần trọng lượng của nó. Hơn hết, HA còn là một thành phần ngăn ngừa TEWL bằng cách làm chậm tốc độ bay hơi nước và đảm bảo nước không thoát ra khỏi bề mặt da của bạn. 

*TEWL là một thuật ngữ khoa học để đo lượng nước bốc hơi khỏi da hay tình trạng mất nước qua biểu bì da. 

Bạn có thể tìm thấy thành phần HA trong công thức dưỡng da bằng các dạng hình thức như: hydrolyzed hyaluronic acid, sodium acetylated hyaluronate, sodium hyaluronate.

2. Sodium hyaluronate

Sodium hyaluronate (hay Natri hyaluronate) là một thành phần tái tạo da có trọng lượng phân tử nhỏ dễ thẩm thấu vào biểu bì dưới da. Đây là một dạng dẫn xuất HA với hiệu quả tương tự HA nhưng có có mức độ tăng ẩm cao hơn, giảm thiểu tình trạng khô da và bong tróc.

Trong báo cáo khoa học công bố năm 2014 (Dựa trên Cơ sở dữ liệu được đánh giá cao từ Viện Y tế Quốc gia) cho thấy hiện trạng khô da quá lâu sẽ hình thành và lộ rõ nếp nhăn nhưng khi natri hyaluronate hydrat hóa làn da, nó sẽ tăng độ “ngậm nước” của da, đồng thời làm giảm độ sâu của nếp nhăn và cải thiện đáng kể độ đàn hồi.

Sodium hyaluronate cũng có thể làm dịu tình trạng viêm da tiết bã và các triệu chứng rosacea ở người lớn (tình trạng viêm da gây mẩn đỏ, bỏng rát và nổi mụn). Nó cũng có tác dụng chữa lành các vết loét tái phát trên da, kháng khuẩn chống viêm. Theo nghiên cứu, loại HA trọng lượng phân tử thấp này có tác dụng tuyệt vời trong việc thúc đẩy sản xuất beta-defensin 2 (DEFβ2,) – hợp chất thúc đẩy quá trình chữa lành mô và kiểm soát hoạt động của các tế bào viêm.

Bạn có thể tìm thấy thành phần Sodium hyaluronate trong công thức dưỡng da bằng các dạng hình thức như: hyaluronate sodium, hyaluronic acid sodium, muối hyaluronic acid sodium hyalurone sodium.

3. Ceramides

Ceramides là một loại lipid (axit béo) được tìm thấy trong tế bào da và chiếm khoảng 50% biểu bì (lớp ngoài cùng của da). Theo thời gian, loại axit béo này có thể bị mất đi, dẫn đến tình trạng da khô và xỉn màu. Đây là một thành phần tái tạo da cực kỳ quan trọng và có nhiều tiềm năng ảnh hưởng đến sự phát triển của não, hệ thần kinh và tóc.

Đối với da, công dụng chính của Ceramides chính là tạo ra một hàng rào bảo vệ da và ngăn chặn sự thẩm thấu, giúp khóa chặt độ ẩm cho da, giúp da không bị mất nước. Khi có đủ độ ẩm, da sẽ ít xuất hiện nếp nhăn hơn.

Đa số Ceramide có trong các sản phẩm dưỡng da đều được sản xuất tổng hợp, loại Ceramide tự nhiên duy nhất có sẵn là ở trên da người. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy thành phần này trong: khoai lang, đậu nành, lúa mì, cơm, ngô.

4. Glycerin

Glycerin là thành phần thường xuất hiện ở vị trí thứ hai hoặc thứ ba sau nước. Đây là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ đường mía, dầu thực vật hay có khi là mỡ động vật. Trong một báo cáo nghiên cứu về Glycerin công bố năm 2018, đây là thành phần có thể:

  • Hydrat hóa lớp sừng bên ngoài của da.
  • Cải thiện hàng rào bảo vệ da và các đặc tính cơ học của da.
  • Tăng sức đề kháng da, chống lại các kích ứng da.
  • Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
  • Là một chất giữ ẩm, giúp kéo nước vào lớp ngoài da từ những tầng sâu hưn của da và từ không khí.

Về bản chất, Glycerin là một chất giữ ẩm và kéo nước từ những nguồn gần nhất – thường là từ không khí (đặt trong điều kiện thường). Theo PubMed Central, sự kết hợp của Glycerin, axit hyaluronic và chiết xuất rau má Centella asiatica giúp cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da trong suốt 24 giờ.

Theo nghiên cứu năm 2016, Glycerin là “chất giữ ẩm hiệu quả nhất” so với nhiều loại khác, bao gồm: alpha hydroxy acids (chẳng hạn như lactic acid, glycolic acid), hyaluronic acid, propylene glycol, butylene glycol, sorbitol, urea.

5. Omega 3

Omega-3 là một trong những chất dinh dưỡng nổi tiếng với nhiều tác dụng tuyệt vời cho da và tóc, có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như quả óc chó, cá hồi, hải sản, các loại dầu và hạt thực vật. Omega-3 là loại axit béo không bão hòa mà cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh, chúng thường được chia làm 3 loại:

  • ALA (axit alpha-linolenic) loại axit béo 18 carbon, có thể chuyển đổi thành EPA và DHA, có lợi cho tim, hệ miễn dịch và hệ thần kinh.
  • EPA (axit eicosapentaenoic) loại axit béo 20 carbon, giúp giảm viêm, sản xuất eicosanoid và có tác dụng làm giảm triệu chứng trầm cảm.
  • DHA (axit docosahexaenoic) loại axit béo 22 carbon, chiếm 8% trọng lượng não và góp phần phát triển chức năng não.

Đối với da, Omega-3 là một thành phần tái tạo da có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các hoạt chất bổ sung khác. Nó có tác dụng hydrat hóa làn da, tăng cường khả năng bảo vệ da khỏi các chất kích ứng và làm giảm các chứng rối loạn da như: viêm da dị ứng, vẩy nến, giảm mẩn đỏ do tiếp xúc với tia cực tím, ngăn ngừa và giảm mức độ nghiêm trọng của mụn. Đặc biệt, nó còn có tác dụng làm giảm khả năng mắc ung thư da.

Bạn có thể tìm thấy thành phần Omega-3 trong công thức dưỡng da bằng các dạng hình thức như chiết xuất hoặc dầu thực vật như: hạt chia, cải Brussels, dầu tảo, hạt gai dầu, hạt lanh, dầu tía tô, bơ, đậu nành, …

(Còn tiếp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *