Nếu bạn thấy rằng việc chăm sóc da hỗn hợp đã là quá nhằn thì bạn đã sai rồi! Bởi chỉ khi bạn sở hữu phải một làn da nhạy cảm, bạn mới thấy da hỗn hợp hay mụn vẫn là một điều may mắn.
Da nhạy cảm là một khái niệm vừa chỉ một loại da vừa chỉ một loại phản ứng của da với các tác động bên ngoài, nó khó chẩn đoán và cũng rất khó chăm sóc.
Có 3 nguyên nhân chính có thể làm trầm trọng tình trạng da nhạy cảm có thể kể đến như: môi trường (nhiệt độ, phấn hoa, ô nhiễm, …), sản phẩm chăm sóc da, yếu tố nội sinh (tâm lý, chế độ ăn uống, …).
Nói một cách tổng quát và bớt phức tạp thì: trên bề mặt da chúng ta bao giờ cũng có một lớp hàng rào bảo vệ da (lipid – dưỡng ẩm) có tên gọi khoa học là Stratum Corneum. Công dụng của lớp màng này là bảo vệ da khỏi các tác động nhạy cảm từ bên ngoài, bao gồm: vi khuẩn, tia cực tím và các tác nhân gây dị ứng.
Do một số lý do, lớp màn này sẽ bị tổn thương, lâu dài sẽ không thể tự sửa chữa nên dẫn đến tình trạng mất khả năng bảo vệ da, gây nên tình trạng nhạy cảm như:Dễ kích ứng khi tiếp xúc với sản phẩm dưỡng da hoặc mỹ phẩm mới: nổi mụn trắng li ti hoặc mụn đỏ, đi kèm ngứa ngáy, bỏng rát, …
- Da dễ nổi mụn, dễ viêm, châm chích, khó chịu
- Da có thể có xuất hiện nhiều dầu, hoặc khô, bong tróc theo mảng.
- Da bị Rosacea (chứng mặt đỏ/trứng cá đỏ), eczema, nổi mẩn, mề đay.
Và, chăm sóc làn da nhạy cảm có thể là một hành động cân bằng khá khó khăn, từ mụn, đỏ, dễ mẩn ngứa cho đến đủ loại phản ứng có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với một sản phẩm dưỡng da mới mẻ nào đó hoặc là thay đổi khí hậu, môi trường. Dưới đây chính là 6 sai lầm khi chăm sóc da nhạy cảm mà hầu như bạn nào cũng mắc phải và hướng dẫn cách dưỡng da nhạy cảm đúng cách từ chuyên gia! Cùng Jeju Cosmetics tìm hiểu qua nhé!
1. Bạn uống quá ít nước mỗi ngày
Nếu bạn đã uống ít hơn 2 lít nước mỗi ngày thay vào đó là bổ sung các loại nước có gas hoặc có cồn thì chắc chắn rồi, bạn đang chăm sóc da nhạy cảm một cách sai lầm.
Lượng nước đầy đủ cần cho một ngày là là 8 ly, điều này không chỉ tốt cho cơ thể của bạn mà nó còn giúp da bạn trông rạng rỡ và căng đầy hơn. Nước chính là chìa khóa để duy trì độ ẩm tối ưu cho da cũng như để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho các tế bào da. Điều này đặc biệt quan trọng với người có làn da nhạy cảm.
Thay vì chỉ uống nước lọc, bạn có thể thêm một ít chanh vào nước để tận hưởng những lợi ích bổ sung cho làn da của bạn. Nước chanh loãng sẽ giúp giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng và giúp làm đẹp làn da của bạn từ bên trong.
2. Bạn đã sử dụng nước nóng hoặc lạnh để làm sạch da nhạy cảm
Một trong những sai lầm khi chăm sóc da nhạy cảm quen thuộc chính là thói quen sử dụng nước quá nóng để làm sạch da vào mùa đông và nước quá lạnh vào mùa hè.
Hầu hết mọi người đều cho rằng việc sử dụng nước nóng sẽ làm mở lỗ chân lông, từ đó phát huy được khả năng làm sạch của sữa rửa mặt hoặc xà phòng. Và, nước lạnh sẽ làm se nhỏ kích thước lỗ chân lông. Tuy nhiên đó lại là một tin đồn hết sức tai hại đến khó tin nhưng ai cũng tin tưởng.
Trên thực tế, kể cả khi da bạn không phải da nhạy cảm thì việc để da tiếp xúc với nước có nhiệt độ khắc nghiệt như vậy thực sự có thể gây “sốc nhiệt” dễ gây kích ứng, làm mất đi lượng ẩm tự nhiên gây khô quá mức và có thể làm vỡ mạch máu dưới da.
Thay vào đó, hãy làm điều này: dùng nước ấm để làm ướt da trước khi sử dụng sữa rửa mặt hoặc xà phòng y tế và để rửa sạch da khỏi các chất tẩy rửa. Không nên kỳ cọ da mặt quá nhiều, bởi: các tác động mạnh có thể khiến da chảy xệ, nhanh lão hóa hoặc là làm da tổn thương, tăng thêm độ nhạy cảm.
3. Bạn đã sử dụng nhầm loại sữa rửa mặt
Hầu hết chúng ta đều có xu hướng hưởng ứng những loại sữa rửa mặt có tính chất làm sạch sâu hoặc vừa làm sạch vừa tẩy da chết. Điều này có vẻ ổn với các loại da khác, trừ da nhạy cảm.
Cũng giống như da khô, sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm không nên là loại có tính chất làm sạch sâu, vì “tác dụng phụ” của chúng chính là làm da khô hơn, bong tróc và có thể bào mòn da, khiến da nhạy cảm dễ kích ứng hơn.
Và cũng giống như da nhờn, sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm không nên là loại có chứa acid, vì tính chất tẩy mạnh có thể vừa khử trùng da vừa lấy đi hết độ ẩm tự nhiên của da, khiến cơ chế sinh dầu tự nhiên của da bị kích thích và hoạt động mất kiểm soát.
Chưa kể đến, sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm còn cần tránh các loại có chứa sunfat và nước hoa, đây đều là những thành phần có khả năng gây kích ứng với da nhạy cảm.
Thay vào đó, hãy làm điều này:
- Dùng sữa rửa mặt với khả năng làm sạch dịu nhẹ, có thể lựa chọn các sản phẩm có ghi chú: “For Sensitive Skin” (dành cho da nhạy cảm) hoặc “Hypoallergenic” (ít gây kích ứng).
- Sữa rửa mặt dạng gel thường rất dịu nhẹ và phù hợp với da nhạy cảm. Khuyến khích sử dụng nước tẩy trang để làm sạch da, bụi bẩn, cặn trang điểm, bã nhờn trước.
- Khuyến khích sử dụng các sản phẩm làm sạch có chứa thành phần chính từ thiên nhiên.
4. Bạn đã sử dụng nhầm sản phẩm dưỡng ẩm
Giữ ẩm là công đoạn đặc biệt quan trọng khi chăm sóc da nhạy cảm. Bạn cần phải khóa nước để tránh tình trạng da khô hơn, cũng như giảm bớt bong tróc, ngứa hoặc đỏ hoặc các phản ứng khi bị kích thích.
Hãy đảm bảo dưỡng ẩm hàng ngày bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn. Bạn có thể tham khảo thêm danh sách các sản phẩm cho da nhạy cảm >>TẠI ĐÂY<<
Đây đều là những loại kem dưỡng ẩm có mức kích ứng thấp nhất được bác sĩ da liễu thử nghiệm dành riêng cho da nhạy cảm.
Thêm vào đó, việc bôi kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm cũng có một lưu ý hết sức quan trọng đó là: KHÔNG NÊN thoa ngay sau khi vừa rửa mặt. Thời gian lý tưởng nhất là 10 phút sau khi làm sạch da, khi đó da sẽ lấy lại được độ căng nhất định, các dưỡng chất sẽ thẩm thấu vào da tốt hơn.
5. Không kiểm tra sản phẩm trước khi sử dụng lên da
Không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với bạn, kể cả khi nó đáp ứng đầy đủ mọi yếu tố mà bạn cần. Trên thực tế, để tránh các trường hợp kích ứng trên da nhạy cảm bạn nên thử nghiệm chúng ở những vùng da khác trên cơ thể để chắc rằng sản phẩm này thực sự phù hợp với bạn.
Đơn giản chỉ cần đặt một lượng nhỏ sản phẩm lên một vùng da bất kỳ (chắc chắn không phải lên mặt) trong ít nhất 48 giờ để xem liệu nó có gây ra bất kỳ phản ứng nào không.
Bên cạnh những lưu ý kể trên, khi chọn các sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm bạn nên tìm các sản phẩm mà bảng thành phần không chứa 7 loại sau:
1, Fragrance: là cụm từ dùng để mô tả thành phần là nước hoa, chất tạo mùi hay hương liệu tổng hợp từ hóa chất. Với da kích ứng, Fragrance có thể gây chứng kích ứng, dị ứng, đau nửa đầu và dẫn đến rối loạn hô hấp.
*Chất tạo mùi tự nhiên thường được ghi chú là “Natural fragrance” hay “essential oil”.
2, Paraben: là một chất bảo quản phổ biến trong mỹ phẩm, thu được từ phản ứng ester hóa acid p-hydroxybenzoic. Các dạng paraben phổ biến là: methylparaben, propylparaben, và butylparaben.
3, Sulfates: là loại hoạt chất bề mặt có khả năng tạo bọt với giá thành rẻ và cực kỳ dễ kiếm, xét về mặt thương mại thì sử dụng Sulfates rất có lợi. Tuy nhiên, khi sử dụng ở liều lượng quá cao, thành phần này có thể gây kích ứng, tổn hại mô biểu bì cho da và tóc, lạm dụng có thể gây ung thư.
4, Dyes: là thuốc nhuộm hoặc chất tạo màu có thể xuất hiện trong các sản phẩm dưỡng da, mỹ phẩm nhưng xuất hiện nhiều nhất ở thuốc nhuộm tóc hoặc dầu gội.
5, Chemical Sunscreen: kem chống nắng hóa học. Da nhạy cảm chỉ thích hợp với các loại kem chống nắng khoáng chất vật lý (mineral sunscreens) có chứa zinc hoặc titanium.
6, Physical Exfoliants: là cụm từ mô tả các sản phẩm tẩy da chết vật lý. Theo Vargas, tẩy da chết rất quan trọng đối với mọi loại da, nhưng khó để chọn đúng loại phù hợp cho da nhạy cảm.
Vì vậy, ngay cả khi bạn không thể làm tổn thương làn da của mình bạn vẫn có thể nhận được lợi ích từ việc thay đổi tế bào, bằng cách tẩy da chết với các enzyme trái cây thay vì sử dụng các sản phẩm Physical Exfoliants.
Tiến sĩ Tanzi nói rằng: sử dụng glycolic wash một hoặc hai lần mỗi tuần cũng sẽ giữ cho da được tẩy da chết đúng cách mà không gây kích ứng.
7, Retinol: hay còn gọi là vitamin A, đây là một chất chống oxi hóa cao, kích thích sản sinh collagen và chống lão hóa. Nhưng theo nhiều khuyến cáo, thành phần này không thích hợp với phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc da nhạy cảm.
Đây đều là những “tội đồ” gây ra sự kích ứng đầy bùng phát vượt quá tầm kiểm soát cho da nhạy cảm. Thông tin bài viết dựa theo kiến thức tổng hợp của Phó giáo sư Tiến sĩ lâm sàng Khoa Da liễu Trung tâm Y tế Đại học George Washington Elizabeth Tanzi – người sáng lập và Giám đốc của Capital Laser & Skin Care và Joanna Vargas – chuyên gia chăm sóc da mặt nổi tiếng và người sáng lập Joanna Vargas Salon & Skincare Collection.
6. Bạn đã quen việc tẩy da chết thường xuyên
Tẩy tế bào chết có thể có lợi trong việc loại bỏ các tế bào sừng hóa đã cũ trên da, bụi bẩn, bã nhờn tích tụ và tạp chất, nhưng việc lạm dụng nó có thể gây bất lợi cho những người có làn da nhạy cảm. Nó không chỉ gây đỏ da, kích ứng và khô hơn mà còn có thể dẫn đến bong tróc da hoặc cảm giác nóng rát khó chịu.
Thay vào đó, hãy làm điều này:
- Giống như với sữa rửa mặt, hãy chắc chắn rằng sản phẩm tẩy da chết mà bạn lựa chọn cũng không quá mạnh mẽ.
- Hãy tránh những sản phẩm tẩy da chết có chứa các loại hạt, vỏ và tinh thể và thay vào đó hãy sử dụng AHA.
- Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được tẩy tế bào chết nhiều hơn một lần một tuần.
Hi vọng với những lời khuyên này Jeju Cosmetics có thể giúp bạn tìm thấy cách yêu làn da nhạy cảm của mình tốt hơn. Chúc bạn có được làn da nhạy cảm vừa đẹp vừa khỏe mạnh!