NHIỄM NẤM CANDIDA Ở NAM GIỚI, NỮ GIỚI
VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ NẤM CANDIDA
Bạn có biết bệnh viêm nhiễm nấm Candida là một trong những bệnh phụ khoa rất thường gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới? Nấm Candida chính là loại nấm hàng đầu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, vô sinh. Nấm Candida thường gây các bệnh phụ khoa mãn tính, tái diễn nhiều lần, khó trị dứt điểm và thường trở nặng hơn khi không điều trị kịp thời. Bệnh viêm nhiễm nấm Candida không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà nó còn xuất hiện cả ở đường tiêu hóa và đường miệng, cụ thể như:
– Bộ phận sinh dục gồm: âm đạo, dương vật.
– Đường tiêu hóa gồm: thực quản, dạ dày, đường ruột, hậu môn.
– Đường miệng: miệng, khoang miệng.
– Hoặc trên móng các chi: móng tay, móng chân.
1/ Nấm candida là gì? Có nguy hiểm không?
Nấm candida hay còn có tên gọi khác là Candida albicans. Đây là loại nấm thường xuất hiện trong các môi trường có độ ẩm ướt cao như: âm đạo, dương vật, miệng, ruột, thực quản…và thường vô hại. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thích hợp, nấm Candida sẽ phát triển nhanh chóng vượt ngưỡng cho phép của cơ thể, gây ra bệnh nhiễm nấm Candida. Tức nếu nấm Candida xuất hiện ≥ 30% ở miệng, ≥ 39% ở âm đạo, ≥ 17% ở phế quản, ≥ 35% ở ruột,…sẽ gây ra bệnh nhiễm nấm Candida.
Bệnh nhiễm nấm Candida thường gây khó chịu rất nhiều cho bệnh nhân. Bệnh còn có triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần, nếu xem nhẹ hoặc không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ trở nặng gây ảnh hương nghiêm trọng đến viêm tắc vòi trứng, hiên muộn, vô sinh (nếu nhiễm nấm Candida bộ phận sinh dục ); gây nhiễm trùng máu nặng (nếu nhiễm nấm Candida đường ruột, đường miệng)
2/ Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm candida ở bộ phận SINH DỤC:
+ Nhận dạng nhiễm nấm Candida ở Nam giới: nam giới khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị nhiễm nấm Candida đều có thể bị nhiễm lây. Cụ thể biểu hiện là đau; ngứa hoặc có cảm giác châm chích trên đầu dương vật. Viêm quy đầu với biểu hiện đỏ, ngứa, cảm giác bỏng, rát và có chất nhày trắng; bệnh còn có thể gây đau khi quan hệ.
+ Nhận dạng nhiễm nấm Candida ở Nữ giới: ngứa đến rất ngứa; âm hộ bị tấy đỏ; đau rát ở vùng âm đạo. Dịch âm đạo thường màu trắng đục như váng sữa, keo dính và vón cục tạo thành các vệt ở đáy quần lót. Xuất hiện khí hư. Có cảm giác bỏng rát trong âm đạo; âm hộ. Đi tiểu khó và đau khi giao hợp.Trường hợp nặng có thể gây đỏ, phù nề âm hộ và môi nhỏ, môi lớn, đôi khi lan ra cả đùi, bẹn. Bệnh thường nặng lên trước kỳ kinh nguyệt.
Bệnh nhiễm nấm Candida hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh nắm vững được các biện pháp dự phòng để tránh lây nhiễm và cách chăm sóc vùng kín trước, trong và sau khi nhiễm nấm Candida.
3/ Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm candida đường tiêu hóa, đường ruột :
Nấm candida có thể trú ngụ trong ruột, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và đường tiêu hóa, gây ra nấm đường tiêu hóa. Hệ thống đường tiêu hóa trải dài từ miệng đến hậu môn với nhiều phần khác nhau. Nấm có thể khu trú ở một số địa điểm như thực quản, dạ dày, đại tràng, ruột…Cụ thể như sau:
– Nhiễm Nấm Canida Thực Quản: Bệnh nhân thường có cảm giác khó nuốt và nuốt đau. Bệnh được chẩn đoán dựa vào nội soi đường tiêu hóa thấy những mảng trắng ở thực quản và sự hiện diện của nấm trên những mảng trắng này.
– Nhiễm Nấm Canida Dạ Dày: Người bệnh thường buồn nôn ói, sình bụng, đau dạ dày hoặc đau bụng nhiều lần sau khi ăn.
– Nhiễm Nấm Canida Đường Ruột: Người bệnh bị tiêu chảy, thức ăn không được hấp thụ dẫn dến suy dinh dưỡng, mất nước, ảnh hưởng đến tính mạng. Triệu chứng tiêu chảy khi bị nấm ruột không khác gì so với tiêu chảy do nguyên nhân khác nên dễ gây ra nhầm lẫn. Khi bị nấm đường tiêu hóa, người bệnh có thể có các triệu chứng như ăn không tiêu, giảm cân nhanh, đi tiêu nhiều,mệt mỏi, đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy, viêm ruột kích thích, đau đầu, phủ màng, nhiễm trùng nấm men tái phát…. Bệnh được chẩn đoán dựa vào việc tìm thấy nấm trong phân qua xét nghiệm.
– Nhiễm Nấm Canida Đường Ruột: cảm giác nong nóng, hơi khó chịu ở hậu môn, bệnh trở nặng dần khi cảm thấy rát bỏng, ngứa ngáy hậu môn, mất ăn mất ngủ (nhu cầu gãi hậu môn thường trực) vì không gãi không thể chịu đựng nổi.
4/ Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm candida đường khoang miệng :
- + Tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, nướu răng và amidan;
- + Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát;
- + Đỏ hoặc đau nhức trong miệng, gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt;
- + Chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm bị cọ xát hoặc cào;
- + Khóe miệng nứt và đỏ (đặc biệt là ở những người đeo răng giả);
- + Cảm giác như có bông trong miệng;
- + Mất vị giác.
- + Người bệnh cũng có thể bị ho.
5/ Các phương pháp điều trị nấm Candida:
– Đối với trường bệnh nhiễm nấm Candida nhẹ ở đường sinh dục: nên sử dụng dung dịch rửa vùng kín và kem chăm sóc vùng kín hằng ngày chuyên dành cho nấm Candida. Sản phẩm khuyên dùng gồm:
- Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Kolorex Intimate Wash 120ml
- Kem Chăm Sóc Vùng Kín, Trị Nấm Ngứa Cho Nam và Nữ Kolorex Intimate Care Cream
– Đối với trường bệnh nhiễm nấm Candida nặng ở đường sinh dục: nên sử dụng dung dịch rửa vùng kín + kem chăm sóc vùng kín hằng ngày+ viên uống trị nấm chuyên dành cho nấm Candida. Sản phẩm khuyên dùng gồm:
- Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Kolorex Intimate Wash 120ml
- Kem Chăm Sóc Vùng Kín, Trị Nấm Ngứa Cho Nam và Nữ Kolorex Intimate Care Cream
- Viên uống điều trị nấm Candida Kolorex Advanced Candida Care
– Đối với trường bệnh nhiễm nấm Candida nhẹ đến nặng ở đường tiêu hóa / khoang miệng: nên sử dụng viên uống trị nấm chuyên dành cho nấm Candida hằng ngày. Sản phẩm khuyên dùng gồm:
Lưu ý:
- + Đối với người bị bệnh nhiễm nấm Candida đường sinh dục trong quá trình điều trị không nên mặc đồ lót quá chật, nên dùng đồ lót có loại vải bông, tránh mặc quần tây, quần jean quá chật. Không nên tự tiện sử dụng xà bông, nước hoa, chất khử mùi mà nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại này.
- + Đối với trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, cần kiểm tra lại vì rất có thể do bị bệnh đái tháo đường hoặc dùng kháng sinh kéo dài, thuốc tránh thai có estrogen hoặc quan hệ tình dục khi bệnh chưa dứt hẳn… Đây là các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng, tạo thuận lợi cho nấm phát triển.
6/ Vì sao phải kìm hãm sự gia tăng của nấm Candida về mức an toàn bền vững?
Trên thực tế trong cơ thể của một người khỏe mạnh sẽ có rất nhiều các loại vi khuẩn, nấm sống ký sinh và nơi cư ngụ nhiều nhất là tại hệ tiêu hóa, âm đạo, khoang miệng, thực quản. Với điều kiện bình thường, chúng ta sẽ sống cộng sinh với chúng. Chúng sẽ giúp ta tiêu hóa thức ăn, sản sinh chất dinh dưỡng…Thế nhưng, khi có sự xáo trộn trong môi trường sống như: thường xuyên bị ảnh hưởng bởi stress, chế độ ăn nghèo nàn có nhiều carbohydrate tinh chế và ĐƯỜNG, sử dụng NHIỀU THUỐC KHÁNG SINH, hệ miễn dịch suy yếu, bệnh tiểu đường không kiểm soát… thì khi đó các loài NẤM, ký sinh có cơ hội này có thể trỗi dậy, phát triển mạnh mẽ (phổ biến là nấm Candida) phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
Bệnh nấm đường tiêu hóa, nấm âm đạo, nấm khoang miệng, nấm thực quản…là tình trạng nấm Candida phát triển mạnh phát tán độc tố, gây nên nhiều triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, nhiễm trùng nấm men tái phát.
Việc sử dụng viên uống điều trị và dự phòng nấm Candida cho toàn thân là điều rất quan trọng đối với mọi giới tính và lứa tuổi thanh niên trưởng thành trở lên. Uống điều trị và dự phòng nấm Candida sẽ giúp kiềm hãm sự phát triển mạnh mẽ của nấm khi sức đề kháng của cơ thể đang bị suy yếu; cân bằng các lợi khuẩn cần thiết; ổn định lượng nấm Candida trong cơ thể, không những bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn có thể bảo vệ cả đường thực quản, khoang miệng và âm đạo…tránh sự gây độc tố từ nấm Candida.