Chăm Sóc Da

Tất Tần Tật Các Thông Tin Về Bệnh Dày Sừng Nang Lông Keratosis Pilaris 

Dày sừng nang lông hay còn gọi là Keratosis Pilaris (KP) – là một căn bệnh da lành tính, dễ mắc nhưng không phải ai cũng biết và nhận diện được. Do đó, trong bài viết hôm nay Jeju Cosmetics sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật những gì liên quan đến Keratosis Pilaris (KP), cũng như cách để bạn có thể cải thiện tình trạng này nhé!

Sự thật về Keratosis Pilaris (KP) 

Keratosis Pilaris (KP) hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh dày sừng nang lông. Đây là một chứng rối loạn da lành tính, không gây nguy hiểm, chỉ gây ngứa, mất tính thẩm mỹ và có tính phổ biến cao. Theo Mayo Clinic, đây là tình trạng chất sừng (hay còn gọi là keratin) tích tụ trên da, tạo thành những “nút cứng”, vây chặn nang lông, dẫn đến kết cấu “da gà” hoặc hiện trạng da như “nổi da gà”.

Keratin là một dạng protein tự nhiên sản sinh trên bề mặt da và sẽ tự bong ra khỏi cơ thể trong quá trình làm sạch, tắm rửa, kỳ cọ hoặc tẩy tế bào chết. Khi không được làm sạch hoặc do rối loạn sản sinh quá nhiều, keratin sẽ tích tụ gây tắc nang lông, ngăn chặn lông lọc, gây tình trạng lông mọc ngược hoặc cuộn tròn gây ngứa và viêm. 

Làm cách nào để biết bạn có bị mắc chứng KP hay không?

Rất khó để tự chẩn đoán rằng bạn có đang mắc bệnh KP hay không, bởi các biểu hiện của nó trông rất giống nhiều vấn đề trên da phổ biến khác như: đều có mụn đỏ, lông mọc ngược, mụn đinh râu đổi màu, phát ban, mụn viêm, da có thể ngứa và đỏ, dấu vết rám nắng xung quanh nang lông. Các biểu hiện kể trên có thể xuất hiện trên cánh tay, đùi, mông, má, … Thậm chí, trong một số trường hợp bạn còn chẳng thể nhìn thấy nó — bạn chỉ có thể “lờ mờ” cảm thấy những mảng da không đồng đều, khô hoặc rất cứng.

Không ai biết chính xác lý do tại sao chất sừng lại tích tụ như vậy trên da của một số người. Các chuyên gia đã ước tính rằng có khoảng 40% người lớn bị dày sừng nang lông Keratosis Pilaris và có đến 80% trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ mắc chứng KP ở nữ giới thường nhiều hơn nam giới. 

KP thường khởi phát trong vòng 10 năm đầu đời và có thể nặng hơn ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, bệnh dày sừng Keratosis Pilaris có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. KP được xác định là có tính di truyền mạnh, vì vậy nó có xu hướng di truyền trong gia đình, thường mắc ở các cặp song sinh hoặc do liên quan đến các tình trạng y tế khác như bệnh chàm hoặc thời tiết khô quá mức. Chứng dày sừng KP không thể chữa khỏi nhưng có thể cải thiện một cách tự nhiên theo thời gian.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các chuyên gia đã tìm thấy một số loại thuốc có thể tạo ra được sự thay đổi trên bề mặt da, cải thiện được chứng Keratosis Pilaris. Nhưng khi ngừng thuốc thì bệnh sẽ tái phát lại. Những loại thuốc này bao gồm cyclosporin, chất ức chế B-raf (ví dụ: Dabrafenib) và chất ức chế tyrosine kinase (ví dụ: nilotinib).

Bệnh dày sừng nang lông có thể có nhiều dạng: mụn nhỏ, đỏ giống như lông mọc ngược, cục u nổi lên, “mụn đinh râu” đổi màu, phát ban trên má, mụn đỏ giống mụn trứng cá hoặc mụn trắng giống mụn đầu trắng. Bạn thậm chí có thể không nhìn thấy nó — bạn có thể chỉ cảm thấy những mảng da không đồng đều, khô hoặc rất cứng.

Tóm lại, KP rất khó tự chẩn đoán. Tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu thay vì tự cố gắng điều trị nó bằng các loại thuốc không đúng với hiện trạng mà bạn không mắc phải!

Phương pháp chữa bệnh dày sừng nang lông

Nếu bạn đã mắc bệnh dày sừng nang lông KP khi còn là một đứa trẻ thì có thể an tâm vì rất có khả năng bạn sẽ thoát khỏi tình trạng da này. Hơn 80% trẻ em được ước tính mắc bệnh KP và con số đó giảm một nửa khi chúng chạm ngưỡng 30. Nếu bạn mắc KP trong độ tuổi đã trưởng thành, bạn có thể đồng hành với nó suốt đời. Nhưng đừng lo lắng! Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh dày sừng KP dứt điểm, nhưng bù lại bạn vẫn sẽ có nhiều lựa chọn cải thiện hiệu quả.

Điều trị da liễu

Có nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng bệnh Keratosis Pilaris từ các bác sĩ da liễu, bao gồm: dưỡng ẩm để làm dịu da khô, ngứa và cải thiện vẻ ngoài của da do phát ban dày sừng. Nhiều loại kem bôi không kê đơn và theo toa có thể loại bỏ tế bào da chết.

Hai thành phần phổ biến trong các liệu pháp dưỡng ẩm là urea và axit lactic. Kết hợp với nhau, các thành phần này giúp nới lỏng và loại bỏ các tế bào da chết và làm mềm da khô. Các phương pháp điều trị khác mà bác sĩ da liễu của bạn có thể đề xuất bao gồm:

  • Microdermabrasion là một thủ thuật thẩm mỹ, giúp mài mòn bề mặt, nhẹ nhàng loại bỏ tế bào chết và giúp da trẻ hóa. Đây được coi là một quy trình an toàn cho hầu hết các loại da và màu da. Thích hợp cho các trường hợp: da có nhiều đường/nếp nhăn, da tăng sắc tố/ đốm đồi mồi, đốm nâu, lỗ chân lông to, mụn đầu đen, mụn trứng cá, sẹo mụn, rạn da, da không đều, xỉn màu, nám, … Chi phí cho một lần Microdermabrasion vào khoảng 137$ (khoảng 3 triệu). Đây là con số ước tính năm 2017.
  • Tẩy tế bào chết hóa học
  • Sản phẩm có chứa Retinol (Phần 1Phần 2Phần 3)
  • Điều trị bằng laser 

Tắm nước ấm 

Tắm nước ấm trong thời gian ngắn có thể giúp làm thông thoáng và nới lỏng lỗ chân lông. Nếu bạn không thích sử dụng bàn chải để làm sạch da, bạn có thể thử đá kỳ tắm để thay thế. Điều quan trọng là bạn nên hạn chế thời gian ngâm mình trong bồn tắm vì tắm lâu có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của cơ thể.

Tẩy tế bào chết

Tẩy da chết hàng ngày có thể giúp cải thiện vẻ ngoài của da. Các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên tẩy da chết nhẹ nhàng bằng xơ mướp, đá bọt hoặc đá kỳ tắm bạn có thể mua dễ dàng tại các trang bán hàng trực tiếp. 

Bôi kem dưỡng ẩm, sữa dưỡng thể

Hãy lựa chọn các loại kem hoặc sữa dưỡng thể có axit alpha hydroxy (AHA), axit lactic, axit salicylic hoặc Glycerin – đây đều là những thành phần có thể cấp nước cho da khô và khuyến khích sự thay đổi tế bào. Ở một số viện da liễu, các bác sĩ còn đề xuất hai sản phẩm dưỡng thể tuyệt vời có công thức ngăn chặn KP mà còn đảm bảo làn da của bạn luôn mềm mịn, chính là: Eucerin Professional Repair Concentrated Lotion và AmLactin Moisturizing Body Lotion. 

Tránh quần áo chật

Mặc quần áo chật, bó sát có thể gây ra ma sát khiến da bị kích ứng.

Loại bỏ tất cả những sản phẩm có nguy cơ gây mụn

Đối với các bệnh nhân của dày sừng nang lông, hãy sẵn sàng từ bỏ tất cả những sản phẩm có nguy cơ gây mụn, bao gồm cả dầu dừa. Nếu bạn định thử một loại kem dưỡng ẩm hoặc serum mới, hãy thử nó dưới hàm của bạn hoặc một vùng da nhỏ trên cổ tay trong vài ngày trước khi thoa lên khắp mặt. Bằng cách này, nếu sản phẩm kích hoạt bùng phát KP, thì nó nằm ở một khu vực không đáng chú ý. 

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm không chỉ giúp bổ sung độ ẩm cho không khí trong phòng mà nó còn có thể duy trì độ ẩm trên da của bạn và ngăn ngừa các cơn ngứa bùng phát. 

Làn da của mỗi người là khác nhau và đó là lý do mà bạn có thể thấy bệnh dày sừng của bạn có thể phản ứng tốt với một số mẹo này, trong khi ở người khác thì không. Vì vậy, hãy lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ da liễu, chú ý đến cơ thể và bạn sẽ có làn da đẹp không tỳ vết ngay lập tức!

Biên tập: Jeju Cosmetics
Nguồn tra cứu: medicinenet.com — healthline.com — webmd.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *